Class 10
Chào mừng các bạn đã đến với diễn đàn 10a1!
Hãy đăng nhập để xây dựng diễn đàn thêm lớn mạnh nhé!
Chúc các bạn có những giây phút vui vẻ và thoải mái!
Class 10
Chào mừng các bạn đã đến với diễn đàn 10a1!
Hãy đăng nhập để xây dựng diễn đàn thêm lớn mạnh nhé!
Chúc các bạn có những giây phút vui vẻ và thoải mái!
Class 10
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Class 10

10A1
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» tình bạn!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Bất đẳng thức I_icon_minitimeSun Sep 30, 2012 9:45 am by tracybaby

» p3s0ckcute
Bất đẳng thức I_icon_minitimeSun Sep 30, 2012 9:34 am by tracybaby

» Thơ nói xấu con gái!
Bất đẳng thức I_icon_minitimeMon Feb 20, 2012 9:08 am by cassboy

» bất đẳng thức Schur và phương pháp đổi biến p,q,r
Bất đẳng thức I_icon_minitimeThu Jul 07, 2011 10:51 am by khanh3570883

» Hang hot vao giet no dj
Bất đẳng thức I_icon_minitimeSun Apr 10, 2011 4:38 pm by iloveyou4ever

» Bài văn 9,5 điểm gây xôn xao thành phố Vinh
Bất đẳng thức I_icon_minitimeFri Mar 25, 2011 10:17 am by khanh3570883

» xem de chung bay
Bất đẳng thức I_icon_minitimeThu Mar 24, 2011 11:32 am by khanh3570883

»  MƯA VÀ HẠNH PHÚC
Bất đẳng thức I_icon_minitimeSun Mar 13, 2011 4:51 pm by iloveyou4ever

» he he !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Bất đẳng thức I_icon_minitimeThu Feb 10, 2011 5:17 am by khanh3570883

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 Bất đẳng thức

Go down 
Tác giảThông điệp
khanh3570883
Thành viên cao cấp
Thành viên cao cấp
khanh3570883


Tổng số bài gửi : 226
Join date : 09/10/2010
Đến từ : vietnam

Bất đẳng thức Empty
Bài gửiTiêu đề: Bất đẳng thức   Bất đẳng thức I_icon_minitimeSun Oct 10, 2010 9:44 am

Trong toán học, một bất đẳng thức (tiếng Anh:Inequality) là một phát biểu về quan hệ thứ tự giữa hai đối tượng. (Xem thêm: đẳng thức)

Ký hiệu có nghĩa là a nhỏ hơn b và
Ký hiệu có nghĩa là a lớn hơn b.
Những quan hệ nói trên được gọi là bất đẳng thức nghiêm ngặt; ngoài ra ta còn có

có nghĩa là a nhỏ hơn hoặc bằng b và
có nghĩa là a lớn hơn hoặc bằng b.
Người ta còn dùng một ký hiệu khác để chỉ ra rằng một đại lượng lớn hơn rất nhiều so với một đại lượng khác.

Ký hiệu a >> b có nghĩa là a lớn hơn b rất nhiều.
Các ký hiệu a, b ở hai vế của một bất đẳng thức có thể là các biểu thức của các biến. Sau đây ta chỉ xét các bất đẳng thức với các biến nhận giá trị trên tập số thực hoặc các tập con của nó.

Nếu một bất đẳng thức đúng với mọi giá trị của tất cả các biến có mặt trong bất đẳng thức, thì bất đẳng thức này được gọi là bất đẳng thức tuyệt đối hay không điều kiện. Nếu một bất đẳng thức chỉ đúng với một số giá trị nào đó của các biến, với các giá trị khác thì nó bị đổi chiều hay không còn đúng nữa thì nó được goị là một bất đẳng thức có điều kiện. Một bất đẳng thức đúng vẫn còn đúng nếu cả hai vế của nó được thêm vào hoặc bớt đi cùng một giá trị, hay nếu cả hai vế của nó được nhân hay chia với cùng một số dương. Một bất đẳng thức sẽ bị đảo chiều nếu cả hai vế của nó được nhân hay chia bởi một số âm.

Hai bài toán thường gặp trên các bất đẳng thức là

1.Chứng minh bất đẳng thức đúng với trị giá trị của các biến thuộc một tập hợp cho trước, đó là bài toán chứng minh bất đẳng thức.
2.Tìm tập các giá trị của các biến để bất đẳng thức đúng. Đó là bài toán giải bất phương trình.
3.Tìm giá trị lớn nhất,nhỏ nhất của một biểu thức một hay nhiều biến.
Bất đẳng thức có các tính chất sau:

Tính chất tam phân
Tính chất tam phân phát biểu:

Với mọi số thực a và b, chỉ có một trong những quan hệ sau đây là đúng:
a < b
a = b
a > b
Tính chất này suy ra từ tính sắp thứ tự đầy đủ của tập số thực.

Tính chất bắc cầu
Tính chất bắc cầu của bất đẳng thức được phát biểu như sau:

Với mọi số thực a, b,c:
Nếu a > b và b > c thì a > c
Nếu a < b và b < c thì a < c
Tính đảo
Quan hệ bất đẳng thức có thể đảo chiều như ảnh qua gương theo nghĩa như sau:

Với mọi số thực, a và b:
Nếu a > b thì b < a
Nếu a < b thì b > a
Tính chất liên quan đến phép cộng và phép trừ
Tính chất liên quan đến phép cộng và phép trừ được phát biểu như sau:

Phép cộng và phép trừ với cùng một số thực bảo toàn quan hệ thứ tự trên tập số thực. Nghĩa là
Với mọi số thực a, b và c:
Nếu a > b thì a + c > b + c và a - c > b - c
Nếu a < b thì a + c < b + c và a - c < b - c
Tính chất liên quan đến phép nhân và phép chia
Tính chất liên quan đến phép nhân và phép chia được phát biểu như sau:

Phép nhân (hoặc chia) với một số thực dương bảo toàn quan hệ thứ tự trên tập số thực, phép nhân (hoặc chía)với một số thực âm đảo ngược quan hệ thứ tự trên tập số thực. Cụ thể:
Với mọi số thực a, b và c:
Nếu c là một số dương và a > b thì a × c > b × c và a/c > b/c
Nếu c là một số dương và a < b thì a × c < b × c và a/c < b/c
Nếu c là một số âm và a > b thì a × c < b × c và a/c < b/c
Nếu c là một số âm và a < b thì a × c > b × c và a/c > b/c
Áp dụng một hàm đơn điệu vào hai vế của một bất đẳng thức
Từ định nghĩa của các hàm đơn điệu (tăng hoặc giảm) ta có thể đưa hai vế của một bất đẳng thức trở thành biến của một hàm đơn điệu tăng nghiêm ngặt mà bất đẳng thức kết quả vẫn đúng. Ngược lại nếu ta áp vào hai vế của một bất đẳng thức dạng hàm đơn điệu giảm nghiêm ngặt thì lúc ấy ta phải đảo chiều bất đẳng thức ban đầu để được bất đẳng thức đúng.

Điều đó có nghĩa là:

1.Nếu có bất đẳng thức không nghiêm ngặt a ≤ b (hoặc a ≥b) và
1.f(x) là hàm đơn điệu tăng thì f(a) ≤ f(b) (hoặc f(a)≥f(b)) (không đảo chiều)
2.f(x) là hàm đơn điệu giảm thì f(a) ≥ f(b) (hoặc f(a)≤f(b))(đảo chiều)
2.Nếu có bất đẳng thức nghiêm ngặt a < b (hoặc a > b) và
1.f(x) là hàm đơn điệu tăng nghiêm ngặt thì f(a) < f(b) (hoặc f(a)>f(b)) (không đảo chiều)
2.f(x) là hàm đơn điệu giảm nghiêm ngặt thì f(a) > f(b) (hoặc f(a)<f(b)) (đảo chiều)
[sửa] Kiểu ký hiệu ghép nối
Ký hiệu a<b<c có nghĩa là a < b và b < c và do tính chất bắc cầu ta suy ra a < c. Dễ thấy rằng, cũng bằng các tính chất ở phần trên, chúng ta có thể cộng/trừ cùng một số vào ba số hạng này, hay nhân/chia cả ba số hạng này với cùng một số khác không và tùy vào dấu của số nhân/chia đó mà ta có đảo chiều bất đẳng thức hay không. Nhưng cần thận trọng vì bạn chỉ có thể làm điều đó với cùng một số, tức là a < b + e < c tương đương với a - e < b < c - e.

Tổng quát hơn, kiểu ký hiệu ghép nối này có thể dùng với một số bất kỳ các số hạng: chẳng hạn a1 ≤a2 ≤...≤an có nghĩa là ai≤ai+1 với i = 1,2,...,n-1. Theo tính chất bắc cầu, điều này tương đương với ai≤aj với mọi 1≤i≤j≤n.

Đôi khi, kiểu ký hiệu ghép nối được dùng với các bất đẳng thức có chiều ngược nhau, trong trường hợp này phải hiểu đây là việc viết ghép các bất đẳng thức riêng biệt cho hai số hạng kế cận nhau. Cho ví dụ, a < b > c ≤ d có nghĩa là a < b, b > c và c ≤d. Thường trong toán học, người ta ít xài kiểu ký hiệu này và trong ngôn ngữ lập trình, chỉ có một ít ngôn ngữ như Python cho phép dùng ký hiệu này.
Về Đầu Trang Go down
 
Bất đẳng thức
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» bài bất đẵng thức
» Bất đẳng thức siêu dễ
» Bài tập Chứng minh Bất đẳng thức lớp 8
» bất đẳng thức Schur và phương pháp đổi biến p,q,r
» CÁC NHÂN VẬT HOT TRONG LỚP

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Class 10 :: Góc Học Tập :: Bí như Hình, Linh tinh như Đại-
Chuyển đến