Class 10
Chào mừng các bạn đã đến với diễn đàn 10a1!
Hãy đăng nhập để xây dựng diễn đàn thêm lớn mạnh nhé!
Chúc các bạn có những giây phút vui vẻ và thoải mái!
Class 10
Chào mừng các bạn đã đến với diễn đàn 10a1!
Hãy đăng nhập để xây dựng diễn đàn thêm lớn mạnh nhé!
Chúc các bạn có những giây phút vui vẻ và thoải mái!
Class 10
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Class 10

10A1
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» tình bạn!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
TAM CUONG NE BA KON OI I_icon_minitimeSun Sep 30, 2012 9:45 am by tracybaby

» p3s0ckcute
TAM CUONG NE BA KON OI I_icon_minitimeSun Sep 30, 2012 9:34 am by tracybaby

» Thơ nói xấu con gái!
TAM CUONG NE BA KON OI I_icon_minitimeMon Feb 20, 2012 9:08 am by cassboy

» bất đẳng thức Schur và phương pháp đổi biến p,q,r
TAM CUONG NE BA KON OI I_icon_minitimeThu Jul 07, 2011 10:51 am by khanh3570883

» Hang hot vao giet no dj
TAM CUONG NE BA KON OI I_icon_minitimeSun Apr 10, 2011 4:38 pm by iloveyou4ever

» Bài văn 9,5 điểm gây xôn xao thành phố Vinh
TAM CUONG NE BA KON OI I_icon_minitimeFri Mar 25, 2011 10:17 am by khanh3570883

» xem de chung bay
TAM CUONG NE BA KON OI I_icon_minitimeThu Mar 24, 2011 11:32 am by khanh3570883

»  MƯA VÀ HẠNH PHÚC
TAM CUONG NE BA KON OI I_icon_minitimeSun Mar 13, 2011 4:51 pm by iloveyou4ever

» he he !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
TAM CUONG NE BA KON OI I_icon_minitimeThu Feb 10, 2011 5:17 am by khanh3570883

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 TAM CUONG NE BA KON OI

Go down 
Tác giảThông điệp
vodanh_15195
Thành viên nổi bật
Thành viên nổi bật
vodanh_15195


Tổng số bài gửi : 106
Join date : 18/09/2010
Age : 29
Đến từ : made in VIETNAM

TAM CUONG NE BA KON OI Empty
Bài gửiTiêu đề: TAM CUONG NE BA KON OI   TAM CUONG NE BA KON OI I_icon_minitimeTue Oct 12, 2010 2:28 pm

Tam cuong
Nho giáo, còn được gọi là Khổng giáo, là một hệ thống đạo đức, triết lý và tôn giáo do Khổng Tử phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trị. Nho giáo rất phát triển ở các nước châu Á như:Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, và Việt Nam. Những người thực hành theo các tín điều của Nho giáo được gọi là các nhà Nho.

Khổng tử đặt ra một loạt tam cương (tam cang), ngũ thường, tam tòng, tứ đức... để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội.

Tam cương và ngũ thường là lẽ đạo đức mà nam giới phải theo. Tam tòng và Tứ đức là lẽ đạo đức mà nữ giới phải theo. Khổng Tử cho rằng người trong xã hội giữ được tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức thì xã hội được an bình.

1. Tam cương: tam là ba, cương ( cang) là giềng mối. Tam cương là ba mối quan hệ: quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), phu thê (chồng vợ).

trong xã hội phong kiến, những mối quan hệ này được các vua chúa lập ra trên những nguyên tắc“chết người”

1. Quân thần: ("Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung" nghĩa là: dù vua có bảo cấp dưới chết đi nữa thì cấp dưới cũng phải tuân lệnh, nếu cấp dưới không tuân lệnh thì cấp dưới không trung với vua)Trong quan hệ vua tôi, vua thưởng phạt luôn luôn công minh, tôi trung thành một dạ.

2. Phụ tử: ("phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu nghĩa là: cha khiến con chết, con không chết thì con không có hiếu)")

3. Phu thê: ("phu xướng phụ tùy" nghĩa là: chồng nói, vợ phải nghe theo)

2. Ngũ thường: ngũ là năm, thường là hằng có. Ngũ thường là năm điều phải hằng có trong khi ở đời, gồm: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

1. Nhân: (tính người) Lòng yêu thương đối với muôn loài vạn vật.

2. Nghĩa: Cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải.

3. Lễ: Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người.

4. Trí: Sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai.

5. Tín: Giữ đúng lời, đáng tin cậy.

3. Tam tòng: tam là ba; tòng là theo. Tam tòng là ba điều người phụ nữ phải theo, gồm: "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử"

1. Tại gia tòng phụ: người phụ nữ khi còn ở nhà phải theo cha,

2. Xuất giá tòng phu: lúc lấy chồng phải theo chồng,

3. Phu tử tòng tử: nếu chồng qua đời phải theo con

4. Tứ đức: tứ là bốn; đức là tính tốt. Tứ đức là bốn tính nết tốt người phụ nữ phải có, là: công - dung - ngôn - hạnh.

1. Công: làm giỏi, khéo léo trong việc làm.

2. Dung: (phải trao chuốc sắc đẹp) hòa nhã trong sắc diện.

3. Ngôn: dịu dàng, mềm mại trong lời nói.

4. Hạnh: nhu mì trong tính nết.


Báo Kinh tế nông thôn cuối tuần, số 28 (14-7 – 20-7-2007) có bài Tam cương và ngũ thường của tác giả Trà Kim Long. Bài báo viết: “Tam cương là quân, sư, phụ.” Viết như vậy là không đúng. Và từ chỗ sai đó, tác giả giải thích “suy rộng” ra.
Chẳng riêng tác giả bài báo, trước đó, một vị giáo sư đại học, trong một cuộc hội thảo về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh cũng nhầm lẫn như vậy và cũng giảng giải tam cương theo hướng sai đó. Điều này cho thấy xã hội đang quan tâm đến tam cương và ngũ thường, và sự giải thích tam cương sai lệch có cơ lan rộng. Tam cương là ba giềng mối trong xã hội loài người. Chữ cương viết bằng chữ Hán Việt này bên trái có bộ mịch (còn gọi bộ ti) nghĩa là sợi tơ nhỏ (từ điển Thiều Chửu giải thích: số tơ của một con tằm nhả ra gọi là hốt, năm hốt là mịch, mười hốt là ti; chữ mịch cũng dùng thay chữ ti để viết cho tiện); bên phải là chữ cương nghĩa là sườn núi (lấy âm). Chữ cương đây có nghĩa là “giềng mối”, “cái gì có thống hệ không thể rời được đều gọi là cương” (cương lĩnh cũng nằm trong nghĩa này).

Vậy tam cương hay ba giềng mối đó là gì? Sách Tam tự kinh có đoạn:
“Tam tài giả: thiên địa nhân (tam tài là trời đất người); tam quang giả: nhật nguyệt tinh (ba thứ sáng là (mặt) trời, trăng, sao);
tam cương giả: quân thần nghĩa, phụ tử thân, phu thê thuận (ba giềng là: nghĩa vua tôi, tình cha con, thuận vợ chồng).
Như vậy, tam cương là: quân thần cương, phụ tử cương, phu thê cương; nói gọn là quân – thần, phụ – tử , phu – thê (hoặc phu - phụ). Theo Tam tự kinh thì mối quan hệ vua tôi cốt ở cái nghĩa; mối quan hệ cha con cốt ở cái tình thuận. Tuy nhiên, trong xã hội phong kiến, những mối quan hệ này được các vua chúa lập ra trên những nguyên tắc“chết người”: quân sử thần tử, thần bất tử bất trung (vua khiến bầy tôi chết, không chết không trung); phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu (cha khiến con chết, con không chết không hiếu). Còn mối quan hệ vợ chồng thì phu xướng phụ tùy (chồng nói ra, vợ phải theo), con gái phải học tam tòng (tại gia tòng phụ ở nhà theo cha, xuất giá tòng phu lấy chồng theo chồng, phu tử tòng tử chồng chết theo con (trai), và tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh), v.v…
Về Đầu Trang Go down
http://vn.360plus.yahoo.com/vodanhhandoi_chinhtoi/
 
TAM CUONG NE BA KON OI
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÓA 10 (Năm học 2009-2010)
» Tam cuong phai co tam tong chu

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Class 10 :: Sự việc và Nhân vật :: Sự kiện nổi bật-
Chuyển đến